
Bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt Recloser 630A
Liên hệ:
Hotline / Zalo: 0909 249 001 – 0909 718 783
Email: dientrungthevndp@gmail.com
để tư vấn hoàn toàn miễn phí.


CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY CẮT RECLOSE. I TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ RƠLE TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN.
1. Tổng quan về BVRL trong hệ thống điện.
a. Các yêu cầu của BVRL trong HTĐ: - Tính chọn lọc. - Tác động nhanh. - Đảm bảo độ nhạy. - Làm việc tin cậy và chắc chắn.
b. Các phương thức BVRL trong lưới điện phân phối Bình Định đang sử dụng hiện nay: - Bảo vệ đường dây có trung tính trực tiếp nối đất có các loại BVRL: • Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ). • Quá dòng điện 50/51N ( cắt nhanh/ có thời gian đất ). • Bảo vệ kém, quá điện áp ( một số các đường dây từ TBA110). - Bảo vệ đường dây có trung tính cách đất có các loại BVRL: • Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ). • Báo tín hiệu chạm đất trên lưới điện (Uo). Hiện nay các xuất tuyến đầu TBA 110kV và TBA trung gian đã và đang tiến hành đưa role tự Động đóng Lại (TĐL) vào hoạt động. BVRL MBA trong các TBA trung Gian 35/15/6kV -Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ) các phía của MBA. -Báo tín hiệu quá tải MBA. -Báo tín hiệu nhiệt độ 2 cấp dầu, cuộn dây MBA. -So lệch dọc MBA. -Hơi 2 cấp. -Báo tín hiệu chạm đất trên các cuộn dây MBA (Uo). -BVRL MBA 110/22kV trong các TBA 110kV: -Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ) các phía của MBA. -Quá dòng điện 50/51N ( cắt nhanh/ có thời gian đất ) các phía của MBA. -Báo tín hiệu quá tải MBA. -Báo tín hiệu nhiệt độ 2 cấp dầu, cuộn dây MBA. -So lệch dọc MBA. -Hơi 2 cấp. -Dòng dầu MBA ( các MBA có bộ điều áp dưới tải ). -Quá, kém áp trên các phía của MBA. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 2 -
4. II GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC MC RECLOSER, CÁC TỦ ĐIỀU KHIỂN THÔNG DỤNG HIỆN NAY TRONG ĐIỆN LỰC BÌNH ĐỊNH.
1. Giới thiệu chung: Hiện nay trên lưới điện Bình Định đang sử nhiều loại MC Recloser công nghệ cao do nhiều nước sản xuất như: - Recloser Cooper VWVE 27 tủ điều khiển F4C, FXB. - Recloser Cooper NoVa tủ điều khiển F6. - Recloser Nulec N12-27 - Recloser W & B tủ điều khiển POLARR - Recloser TAVIDA loại OSM/TEL-27-12.5/630-205 Tủ điều khiển RC/TEL-01E Các Recloser có cấu tạo khác nhau về cơ cấu cơ khí và tủ điều khiển, các chức năng hoạt động cũng tương đối đa dạng. Các Recloser đòi hỏi một chế độ kiểm tra bảo dưỡng chặt chẽ để làm việc đúng các yêu cầu theo chương trình đã cài đặt.
2. Các nội dung chính trong công tác quản lý vận hành các Recloser:
a. Công tác lắp đặt:
- Lắp đặt đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo.
- Lắp đăt đúng theo các khuyến cáo của nhà cung cấp hàng.
b. Công tác kiểm tra định kỳ:
- Kiểm tra đầy đủ các hạng mục theo phiếu kiểm tra định kỳ mà Điện lực đã ban hành.
- Kiểm tra đột xuất khi có tình trạng làm việc không bình thường đề xuất các phương án giải quyết
c. Công tác vận hành:
- Vận hành đúng theo qui trình qui phạm đã ban hành.
- Theo dõi các thông số sự cố để kiểm tra tình trạng tác động của bảo vệ.
- Theo dõi số lần tác động và độ hao mòn tiếp điểm của MC để đưa MC ra bảo dưỡng đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo.
d. Công tác bảo dưỡng: - Bảo dưỡng đầy đủ các hạng mục, đúng thời gian qui định. - Bảo dưỡng đúng theo các yêu cầu của nhà chế tạo và nhà cung cấp hàng.
III HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH TỦ ĐIỀU KHIỂN RECLOSER. III.1 TỦ ĐIỀU KHIỂN FXB. a. Giới thi ệu chung. • Bộ điều khiển đặt trong tủ thép kín, chịu được thời tiết môi trường. • Nguồn điện sơ cấp 120 hoặc 240V AC. Nguồn này được chỉnh lưu nạp vào bộ accu và bộ chuyển đổi DC/DC cung cấp điện áp phù hợp cho tủ điều khiển. • Tủ được trang bị một bộ accu chì 24VDC – 2.5Ah để duy trì mọi hoạt động của tủ điều khiển trong 48 giờ khi nguồn điện AC bị mất. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 3 -
5. • Một tụ điện công suất lắp phần trên cùng của tủ điều khiển đ ể cấp nguồn cho cuộn dây đóng và cắt của máy cắt. • Mặt giao diện của tủ điều khiển FXB: 01 màn hình tinh thể lỏng, các phím bấm nhanh, các đèn hiển thị và phím khóa hoặc mở các chức năng đặc biệt của tủ điều khiển; Tụ điện công suất Cổng RS-232 Phím ON/OFF chức năng giám sát Công tắc ON/OFF và đèn chỉ thị Hot Line Tag Công tắc chọn điện áp 120 Vac/240 Vac Nút TRIP/CLOSE Trạm đấu dây Bàn phím điều chỉnh chế độ vận hành Các đèn LED chỉ thị sự cố Các đèn LED chỉ thị trạng thái Phím khoá SGF/SEF Đầu kiểm tra pin Công tắc hiển cấp nguồn AC thị màn hình Hình 1: Mặt giao diện của tủ điều khiển FXB và các bộ phận bên trong. b. Diễn giải các tính năng của tủ điều khiển: • HOT LINE TAG/OFF : Khi contact ở vị trí HOT LINE TAG chức năng chỉ thị đường dây có điện được tác động và lúc này mọi thao tác đóng, cắt Recloser từ tủ điều khiển bằng tay hay từ tín hiệu Scada, hoặc từ phần mềm máy tính đều bị khóa. • GROUND TRIP BLOCKED: Nhấn nút này để khóa chế độ cắt dòng chạm đất tác động. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi chọn tính năng này. Khi đó, Recloser không tác động cắt khi có sự cố dòng chạm đất hoặc sự cố dòng chạm đất nhạy. • ALTERNATE MINIMUM TRIP: Nhấn nút này khi ta muốn Recloser làm việc theo giá trị dự phòng. Khi đó tủ sẽ tự động chuyển qua các giá trị cắt nhỏ nhất dự phòng (ALT MT PH, GRD, SGF) của dòng pha, dòng chạm đất hay dòng đất nhạy. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi tính năng này được chọn. • NON RECLOSING: Khóa chức năng tự đóng lại của Recloser. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi tính năng này được chọn. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 4 -
6. • SGF/SEF BLOCKED: Khóa chức năng dòng cắt nhạy của Recloser. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi tính năng này được chọn. • SUPERVISORY ON: Chức năng giám sát tác động. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi chức năng này được chọn. • TRIP: Nhấn nút này để cắt máy cắt. Led chỉ thị tương ứng sẽ tác động. • CLOSE: Nhấn nút này để đóng máy cắt. Led chỉ thị tương ứng sẽ tác động. SUPERVISORY ON HOT LINE TAG OFF NONE RECLOSING SGF/SEF BLOCKED GROUND TRIP BLOCKED ANTERNATE MINIMUM TRIP TRIP (LOCKOUT) CLOSE • Đèn BUSHINGS 1-2: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố pha 1; • Đèn BUSHINGS 3-4: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố pha 2; • Đèn BUSHINGS 5-6: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố pha 3; • Đèn GROUND EARTH: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố chạm đất; • Đèn SGF/SEF: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố dòng đất nhạy; Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 5 -
7. • CONTROL OK: Chỉ thị tủ điều khiển hoạt động bình thường; • CONTROL LOCKOUT: Chỉ thị tủ điều khiển đang bị khóa; • CURRENT ABOVE MINIMUM TRIP: Máy cắt cắt do dòng chỉnh định cắt pha, đất, chạm đất nhạy thấp hơn dòng tải hiện tại; + Các phím bấm nhanh: • OPER COUNTER: Hiển thị tổng số lần tác động của máy cắt; • RMS CURRENT: Hiển thị giá trị tức thời dòng pha, đất; • DISPLAY TEST: Nhấn phím này để kiểm tra sự hiển thị của các Led chỉ thị; • BATTERY TEST: Nhấn phím này để kiểm tra nguồn pin của tủ điều khiển (OK: tốt, NOT OK: không tốt) • RESET TARGE: Reset lại việc hiển thị các pha sự cố (nghĩa là Event bị delete) • EDIT: Chỉnh sửa thông số MENU, giúp người sử dụng thay đổi các thông số cài đặt bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên , xuống để tăng hoặc giảm giá trị đó; • ENTER: Đưa các thông số mới cài đặt vào bộ nhớ. Phím này cũng cho phép người sử dụng tiếp cận các menu con từ menu chính. c. Đọc dữ liệu :
1. Configuration – Cấu hình: Phần này chỉ cài đặt một lần khi mới lắp đặt lần đầu tiên, đơn vị quản lý không được phép thay đổi giá trị các thông số. Muốn xem chi tiết nhấn phím ENTER, khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính (Configuration) .
2. Basic parameters – Các thông số cơ bản: Khi màn hình đang hiển thị Configuration ấn phím mũi tên xuống sẽ chuyển sang Basic Parameters và nhấn phím ENTER để truy cập vào các menu con. • Minimum Trips – Dòng cắt nhỏ nhất: NOR MT PH : Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ ngắn mạch pha ở chế độ bình thường. NOR MT GND: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ chạm đất ở chế độ bình thường. NOR MT SGF: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ chạm đất nhạy ở chế độ bình thường. Sau đó nhấn phím mũi tên xuống để xem giá trị dòng cắt dự phòng. ALT MT PH: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ ngắn mạch pha ở chế độ dự phòng. ALT MT GND: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ chạm đất ở chế độ dự phòng. ALT MT SGF: Dòng cắt nhỏ nhất chạm đất nhạy ở chế độ dự phòng. Sau khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính Minimum Trips. • Operations to lockout – Số lần tác động sau đó khóa lại: sử dụng phím mũi tên xuống để có menu Operations to lockout và nhấn phím ENTER. PH OPS L.O: Số lần tác động ở chế độ bảo vệ pha đến lúc máy cắt tự động khóa. GND OPS L.O: Số lần tác động ở chế độ bảo vệ chạm đất đến lúc máy cắt tự động khóa. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 6 -
8. SGF OPS L.O: Số lần tác động ở chế độ bảo vệ chạm đất nhạy đến lúc máy cắt tự động khóa. Sau đó nhấn phím ESC để trở lại menu chính Operations to lockout. • Reclose/Reset Time – Thời gian tự đóng lại: INTRVL 1: Máy cắt bật lần thứ nhất, sau khoảng thời gian cài đặt này máy cắt sẽ tự động đóng lại. INTRVL 2: Máy cắt bật lần thứ hai, sau khoảng thời gian cài đặt này máy cắt sẽ tự động đóng lại. INTRVL 3: Máy cắt bật lần thứ ba, sau khoảng thời gian cài đặt này máy cắt sẽ tự động đóng lại. ATTEMPTS : Số lần đóng thêm. Nếu một trong ba lần đóng trên mà máy cắt chưa đóng được do nguyên nhân nguồn điện hoặc trạng thái cuộn đóng cắt bên trong máy – không phải là sự cố lưới điện. Trong trường hợp này ta chỉnh định cho máy cắt đóng thêm một số lần nữa tùy theo số lần chỉnh định. Retry time: Thời gian qui định cho số lần đóng thêm sau khi đóng không thành công. Reset time: Thời gian thực hiện hết một chu trình ghi nhận sự cố. Sau khi truy cập xong mục Retry time/Reset time nhấn phím ESC và sử dụng mũi tên xuống để truy cập vào mục đường đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian. • Time current Curves: Đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian TCC PHASE OPER 1: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 1. TCC PHASE OPER 2: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 2. TCC PHASE OPER 3: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 3. TCC PHASE OPER 4: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 4. TCC PHASE CLPU: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian pha theo chế độ Cold Load Pickup. TCC GROUND OPER 1: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động chạm đất, lần cắt thứ 1. TCC GROUND OPER 2: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động chạm đất, lần cắt thứ 2. TCC GROUND OPER 3: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động chạm đất, lần cắt thứ 3. TCC GROUND OPER 4: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động chạm đất, lần cắt thứ 4. TCC GROUND CLPU: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian cắt chạm đất theo chế độ Cold Load Pickup. SGF Time: Thời gian bắt đầu tác động chế độ dòng cắt nhạy. Sau khi truy cập các thông tin này xong nhấn phím ESC để trở về menu chính và sử dụng các phím mũi tên xuống để xem chế độ Cold Load Pickup. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 7 -
9. • Cold Load Pickup: Chế độ dòng khởi động từ trạng thái tỉnh sang động CLPU TIME: Thời gian qui định sau khi máy cắt tác động thực hiện chế độ Cold Load Pickup. CLPU MAN CLOSE: Chọn chế độ ON-mở (OFF-tắt) Cold Load Pickup tại tủ điều khiển. CLPU COM CLOSE: Chọn chế độ mở ( tắt) Cold Load Pickup trên phần miền máy vi tính. CLPU PH OPS LO: Số lần máy cắt hoạt động theo chế độ Cold Load Pickup pha. CLPU GND OPS LO: Số lần máy cắt hoạt động theo chế độ Cold Load Pickup cắt chạm đất. Sau đó nhấn phím ESC để trở ra menu chính và tiếp tục nhấn phím ESC để trở lại menu ban đầu khi mở máy, sử dụng phím mũi tên xuống để xem các thông số cao cấp (Advanced Parameters ). 3. Advanced Parameters – Các thông số cao cấp Nhấn phím Enter để vào các thư mục con: • High Current Lockout: Khóa máy cắt khi dòng sự cố cao; Nhấn Enter để vào thư mục con bên trong: HCLO GND: Chọn chế độ ON/OFF, máy cắt sẽ tự động khóa chức năng tự đóng lại khi dòng chạm đất tăng cao. HCLO GND MULTI: Hệ số nhân dòng cắt sự cố chạm đất so với dòng chỉnh định cắt chạm đất để máy cắt hoạt động theo chế độ High Current Lockout. Sau đó sử dụng phím mũi tên xuống để xem tiếp các thông số: HCLO GND OP1: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ nhất. HCLO GND OP 2: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ hai. HCLO GND OP 3: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ ba. HCLO GND OP 4: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ tư. Sau đó nhấn mũi tên xuống để xem các thông số khác: HCLO PHASE: Chọn chế độ ON/OFF, máy cắt sẽ tự động khóa chức năng tự đóng lại khi dòng sự cố pha tăng cao. HCLO PHASE MULTI: Hệ số nhân dòng cắt so với dòng chỉnh định cắt pha để máy cắt hoạt động theo chế độ High Current Lockout. Sau đó sử dụng phím mũi tên xuống để xem tiếp các thông số: HCLO PHASE OP1: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ nhất. HCLO PHASE OP 2: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ hai. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 8 -
10. HCLO GND OP 3: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ ba. HCLO GND OP 4: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ tư. Sau đó nhấn phím ESC để trở lại menu chính. • General: Chế độ chung MAX SEQ COORD NUM: Số lần phối hợp tuần tự với các Recloser lắp phía sau. SEQ COORD: Chọn chế độ phối hợp tuần tự hoạt động. GND TRIP PREC: Chọn chế độ ưu tiên cắt dòng chạm đất. TARGET RST RCLS: Chọn chế độ reset về các trạng thái ban đầu sau khi có sự cố xảy ra. Tiếp tục nhấn các phím mũi tên xuống để xem các thông tin khác: OPERATION CNTR: Chọn chức năng đếm số lần tác động. EVENT RECORDER: Chọn chức năng ghi nhận các thông tin sự cố. INTER DUTY MON: Chọn chức năng hiển thị phần trăm còn lại của bề mặt tiếp điểm. Sau đó nhấn phím ESC để trở lại meunu chính và tiếp tục nhấn phím ESC một lần nữa để trở lại menu ban đầu khi mở máy và sử dụng phím mũi tên xuống để xem các thông số đo đếm. 4. Interrupter Duty – Các thông số đo đếm: Nhấn phím mũi tên xuống để truy cập vào các menu con: • Interrupter Duty: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm làm việc: Duty PH 1-2: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm pha 1 đã làm việc. Duty PH 3-4: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm pha 2 đã làm việc. Duty PH 5-6: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm pha 3 đã làm việc. Sau khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính và sử dụng phím mũi tên để xem giá trị dòng trung điện trung bình qua máy cắt. • RMS Currents: Xem giá trị dòng điện tức thời qua máy cắt: RMS GND: Giá trị dòng điện tức thời dây trung hòa. RMS PH 1-2: Giá trị dòng điện tức thời pha 1. RMS PH 3-4: Giá trị dòng điện tức thời pha 2. RMS PH 5-6: Giá trị dòng điện tức thời pha 3. • Demand currents: Xem giá trị dòng điện cung cấp qua máy cắt: DEM GND: Giá trị dòng điện cung cấp trên dây trung hòa. DEM PH 1-2: Giá trị dòng điện cung cấp trên pha 1. DEM PH 3-4: Giá trị dòng điện cung cấp trên pha 2. DEM PH 5-6: Giá trị dòng điện cung cấp trên pha 3. • Max. Demand currents: Xem giá trị dòng điện cung cấp cực đại qua máy cắt. MAX GND: Giá trị dòng cung cấp cực đại dây trung hòa. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 9 -
11. MAX PH 1-2: Giá trị dòng cung cấp cực đại trên pha 1. MAX PH 3-4: Giá trị dòng cung cấp cực đại trên pha 2. MAX PH 5-6: Giá trị dòng cung cấp cực đại trên pha 3. • Target Counter (Đếm số lần tác động do biến cố) GND TARGETS: Số lần tác động do sự cố dòng chạm đất. PH 1-2 TARGETS: Số lần tác động do sự cố pha1. PH 3-4 TARGETS: Số lần tác động do sự cố pha 2. PH 5-6 TARGETS: Số lần tác động do sự cố pha 3. • State (Trạng thái) OPRATIONS : Số lần tác động máy cắt; ESLR: Số lần tác động do sự cố kể từ lần Reset sau cùng; SEQ POSITION: Vị trí máy cắt hoạt động tuần tự. • Cấu hình đo đếm ( Metering Configuration) DEM UP DATE : Thời gian truy cập đo đếm dòng cung cấp. PH INTG TIME: Thời gian truy cập đo đếm dòng tức thời pha. GND INTG TIME : Thời gian để truy cập đo đếm dòng tức thời của dây trung hòa. Sau khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính rồi tiếp tục nhấn phím ESC để lại menu ban đầu. Sau đó sử dụng phím mũi tên xuống để xem thông tin biến cố Event Recorder. 5. Thông tin biến cố ( Event Recorder ): Sau khi sử dụng phím mũi tên xuống để chọn thông tin biến cố và nhấn phím Enter để truy cập vào các menu con. • Event XXX: Chọn biến cố cần xem. • CLOSE –VIA CNTRL: Đóng lại bằng các phím nhấn tại tủ điều khiển. • DATE: Ngày xuất hiện biến cố. • TIME : Giờ xuất hiện biến cố. • GROUND : Dòng cắt dây trung hòa. • PHASE 1-2: Dòng cắt pha 1. • PHASE 3-4: Dòng cắt pha 2. • PHASE 5-6: Dòng cắt pha 3. Chú ý : Đối với tủ điều khiển FXB chỉ lưu lại thông tin của 50 sự kiện gần nhất. III.2 TỦ ĐIỀU KHIỂN F6. a. Giới thiệu chung về máy cắt Nova 27i: Máy cắt tự đóng lại Nova 27i là thiết bị bảo vệ quá dòng sử dụng cho lưới phân phối điện áp đến 27 kV; cho phép tự đóng lại với thời gian và số lần cài đặt trước (tối đa là 3 lần trước khi cô lập máy cắt). Máy cắt tự đóng lại Nova 27i có thể lắp đặt đầu đường dây, phân đoạn, nhánh rẽ nếu có nhu cầu phù hợp với tính năng tự đóng lại của Recloser. Trước khi lắp đặt, phải chọn vị trí phù hợp, tính toán trị số cài đặt của Rơle, kiểm tra lại tình trạng máy cắt, acquy. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 10 -
12. Đặc tính kỹ thuật: - Vỏ máy cắt làm bằng hợp kim nhôm không rỉ. - Giá đỡ làm bằng thép mạ kẽm nhúng nóng. - Bên hông máy cắt có cần móc để cắt máy cắt bằng tay và bộ chỉ thị đóng cắt. - Dập hồ quang : trong chân không. - Cách điện : bằng polyme rắn. - Điều khiển bằng tủ điều khiển F6: có thể điều khiển trực tiếp tại tủ điều khiển bằng các phím trên tủ hoặc bằng phần mềm giao tiếp với máy tính và có thể điều khiển từ xa. - Tỉ số biến điện áp: 2200:1. - Tỉ số biến dòng chân sứ: 1000:1. - Nhiệt độ hoạt động: -400C đến +650C. Thông số kỹ thuật: - Điện áp định mức : 27kV - Dòng điện định mức : 630A - Dòng điện cắt định mức : 12,5kA - Khả năng chịu điện áp xung định mức : 150kV - Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp, khô : 60kV - Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp, ướt : 50kV - Số lần đóng cắt tối thiểu không cần bảo trì : 10.000 lần - Trọng lượng của máy cắt : 115kg - Điện áp cung cấp cho tủ điều khiển : 24VDC - Điện áp nạp cho tụ điện đóng, cắt : 53VDC - Acquy : acid chì, 13Ah - Tuổi thọ của acquy : 4-6 năm Nguyên lý hoạt động: Các biến dòng chân sứ cung cấp tín hiệu phát hiện sự cố đến bộ điều khiển điện tử. Tín hiệu đóng và cắt sẽ làm mạch điều khiển trong máy cắt hoạt động; + Đóng máy cắt: Khi có tín hiệu đóng máy cắt, bộ điều khiển sẽ kích hoạt cơ cấu đóng, cuộn đóng được cấp điện từ tụ điện đóng để đóng tiếp điểm chính của máy cắt; + Cắt máy cắt: Khi có tín hiệu cắt máy cắt hay dòng tải tăng cao vượt quá giá trị cài đặt, bộ điều khiển sẽ kích hoạt cơ cấu cắt, cuộn cắt được cấp điện từ tụ điện cắt để mở tiếp điểm chính của máy cắt. Máy cắt này có một mạch chuyển đổi điện áp DC-DC biến điện áp 24VDC từ tủ điều khiển thành điện áp 53VDC để nạp cho tụ điện đóng, cắt. Điện áp 24VDC của tủ điều khiển có thể cấp từ acquy hoặc mạch chỉnh lưu điện áp 120/240VAC thành 24VDC. Do đó, khi không có nguồn ngoài cấp vào tủ điều khiển thì máy cắt vẫn hoạt động bình thường nhờ vào acquy. Hệ thống tủ điều khiển và máy cắt có thể thực hiện đến cả ngàn lần thao tác đóng cắt chỉ nhờ vào nguồn cấp từ acquy. b. Tủ điều khiển F6: - Bộ điều khiển đặt trong tủ kín làm bằng thép không rỉ, có 2 cửa để thao tác, chịu được thời tiết môi trường; Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 11 -
13. - Nguồn điện sơ cấp: 120/240VAC, cần lưu ý chỉnh công tắc màu đỏ phía sau tủ để lựa chọn nguồn điện sơ cấp cho phù hợp, nguồn điện sơ cấp này sẽ qua bộ chỉnh lưu thành điện áp 24VDC cấp cho tủ điều khiển và nạp cho acquy; - Bộ acquy 24VDC/13Ah bảo đảm cho tủ điều khiển hoạt động khi bị mất điện lưới trong thời gian tối đa 25 giờ. 1. Mặt giao diện của tủ điều khiển: - Màn hình LCD, hệ thống đèn led chỉ thị trạng thái, các phím bấm để cài đặt và truy xuất thông số Recloser, một ngõ giao tiếp RS232, một công tắc Hotline Tag, hai nút đóng và cắt Recloser. 2. Phía dưới đáy của tủ điều khiển: - Cổng 19 chân kết nối với máy cắt, cổng cấp nguồn 240VAC từ TU. 3. Ý nghĩa các phím bấm, đèn led cảnh báo và thông số hiển thị trên màn hình: a. 25 đèn led cảnh báo: CONTROL OK: báo hiệu tủ điều khiển hoạt động bình thường. CONTROL POWER: báo hiệu có điện áp để đóng cắt máy cắt. CONTROL LOCKOUT: báo hiệu máy cắt đang cắt và bị khóa. RECLOSER OPEN: báo hiệu máy cắt đang cắt. RECLOSER CLOSE: báo hiệu máy cắt đang đóng. A PHASE FAULT: báo hiệu có sự cố pha A. B PHASE FAULT: báo hiệu có sự cố pha B. C PHASE FAULT: báo hiệu có sự cố pha C. GROUND FAULT: báo hiệu có sự cố chạm đất. SENSITIVE GROUND FAULT: báo hiệu có sự cố chạm đất nhạy. ALARM: báo hiệu có cảnh báo và mở màn hình để xem thông tin cảnh báo. ABOVE MINIMUM TRIP: phát hiện có dòng lớn hơn dòng cài đặt. A PHASE VOLTAGE: báo hiệu có điện áp trên pha A. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 12 -
14. B PHASE VOLTAGE: báo hiệu có điện áp trên pha B. C PHASE VOLTAGE: báo hiệu có điện áp trên pha C. FREQUENCY TRIP: báo hiệu máy cắt tác động do thấp hoặc quá tần. VOLTAGE TRIP: báo hiệu máy cắt tác động do thấp hoặc quá áp. INDICATOR 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8: các đèn led này có thể cấu hình bằng phần mềm để báo hiệu cảnh báo theo ý muốn. Tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này. b. Màn hình LCD và các phím nhấn kèm theo màn hình: Màn hình LCD: có thể hiển thị 4 dòng và 20 ký tự. Bốn phím <, >, ^, v: di chuyển con trỏ trên màn hình LCD qua trái, qua phải, lên trên và xuống dưới. Phím Menu: cho phép chọn một chức năng hiển thị trên menu hoặc thoát ra khỏi menu con. Phím Enter: cho phép chọn menu con. Phím +, -: cho phép tăng hoặc giảm giá trị của các thông số cài đặt. 4 phím F1, F2, F3, F4: khi nhấn 1 trong bốn phím này sẽ thực thi một chức năng hiển thị trên màn hình LCD ngay tại vị trí phím tương ứng (thông thường là: Select - Chọn, Cancel-Hủy bỏ, Back-Quay về trang trước, Accept-Chấp nhận, Revert-Trả về thông số trước khi điều chỉnh, Use-Sử dụng thông số đã điều chỉnh). Khi cài đặt thông số cho máy cắt trước khi thoát ra bắt buộc phải chọn Use, nếu không các thông số đã điều chỉnh sẽ không được lưu lại. c. 8 phím nóng để truy xuất nhanh thông số điều khiển (các chức năng tương ứng với 8 phím này đều có thể vào các menu con để truy xuất): METERING: hiển thị thông số đo lường tức thời của dòng và áp. RESET TARGETS: xóa cờ sự cố ngay tức thì (trong một số trường hợp không cho phép đóng máy cắt phải Reset Targets trước khi đóng). EVENTS: hiển thị 25 sự kiện gần nhất máy cắt ghi nhận. LAMP TEST: kiểm tra hệ thống đèn led cảnh báo. SETTINGS: vào chế độ cài đặt máy cắt. OPER COUNTER: hiển thị tổng số lần tác động, số lần dòng vượt quá dòng cài đặt và số lần reset bộ đếm. ALARMS: cung cấp thông tin trạng thái tất cả các cảnh báo của máy cắt. CHANGE: phải nhấn phím này trước khi nhấn 9 phím chức năng (sẽ đề cập ở phần kế tiếp), nếu sau 10s không nhấn các phím chức năng thì tủ điều khiển sẽ trở lại menu gốc. d. phím chức năng: GROUND TRIP BLOCKED: khóa chức năng phát hiện sự cố chạm đất. NON-RECLOSING: khóa chức năng tự đóng lại của máy cắt. SUPERVISORY OFF: khóa chức năng điều khiển thông qua máy tính và điều khiển từ xa. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 13 -
15. A PHASE SELECT: cho phép chọn pha A sẽ tác động riêng lẻ khi đóng cắt (tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này). B PHASE SELECT: cho phép chọn pha B sẽ tác động riêng lẻ khi đóng cắt (tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này). C PHASE SELECT: cho phép chọn pha C sẽ tác động riêng lẻ khi đóng cắt (tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này). OPTION 1, 2, 3: các phím này có thể cấu hình bằng phần mềm để thực thi các chức năng theo ý muốn. Tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này. e. Nút đóng cắt và Hotline Tag: CLOSE: đóng máy cắt. TRIP: cắt máy cắt. HOTLINE TAG: khi chuyển nút này sang trạng thái ON, sẽ không thể đóng máy cắt từ tủ điều khiển và máy cắt sẽ chuyển sang chế độ cắt một lần rồ i khóa khi có sự cố xảy ra. f. Ý nghĩa của các menu và menu con: - Khi nhấn phím Menu trên màn hình LCD sẽ xuất hiện các menu sau: (Tùy theo phiên bản tủ điều khiển có thể không có đầy đủ các menu như hình bên) RECLOSER STATUS: hiển thị trạng thái đóng cắt của mỗi pha (phiên bản đang dùng không có chức năng này). SETTINGS: Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 14 -
16. Di chuyển con trỏ xuống SETTINGS, bấm Enter để vào chế độ SETTINGS>Mod/View Settings>Enter Password: để mặc định giá trị là 0 và bấm Enter để vào cài đặt thông số. Sau khi vào màn hình cài đặt thông số, di chuyển con trỏ xuống để lần lượt cài đặt các chức năng: + Active Profile: chọn cấu hình bảo vệ. + Edit Profile: chỉnh sửa cấu hình bảo vệ. + Oper Sequence: chỉnh chu trình đóng, cắt máy cắt. + Reclose Intervals: chỉnh thời gian chết trước khi tự đóng lại. Reset Time: chỉnh thời gian thực hiện một chu trình giải trừ sự cố. + Cold Load Pickup: cài đặt chế độ tải khởi động đồng loạt. + Frequency: cài đặt bảo vệ tần số. + Voltage: cài đặt bảo vệ điện áp. + Sensitive Earth Fault: cài đặt bảo vệ chạm đất nhạy. + Overcurrent Setting: cài đặt bảo vệ quá dòng. METERING: Di chuyển con trỏ xuống METERING, bấm Enter để vào chế độ METERING xem các thông số đo lường. Sau khi vào màn hình xem các thông số đo lường, di chuyển con trỏ xuống để lần lượt xem các nội dung: + Inst Metering: hiển thị các giá trị dòng điện và điện áp tức thời. + Demand Metering: hiển thị các giá trị trung bình và giá trị đỉnh Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 15 -
17. của dòng điện, công suất thực và công suất phản kháng. + Power Metering: hiển thị giá trị tức thời của công suất thực và công suất phản kháng trên từng pha và tổng cả 3 pha. + Energy Metering: hiển thị giá trị tức thời của năng lượng thực và năng lượng phản kháng trên từng pha và tổng cả 3 pha. + Power Factor: hiển thị hệ số công suất của từng pha và giá trị trung bình của 3 pha. + freq = hiển thị tần số tức thời của lưới điện. SEQUENCE OF EVENTS: Di chuyển con trỏ xuống SEQUENCE OF EVENTS, bấm Enter để vào chế độ SEQUENCE OF EVENTS > ENTER to view SOE xem 25 sự kiện gần nhất mà máy cắt ghi nhận lại. Sau khi vào màn hình xem các sự kiện, bấm phím v và ^ để di chuyển qua lại giữa các sự kiện. ALARM LOG AND STATUS: Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 16 -
18. Di chuyển con trỏ xuống ALARM LOG AND STATUS, bấm Enter để vào chế độ ALARM LOG AND STATUS xem trạng thái của các cảnh báo. Sau khi vào màn hình xem trạng thái của các cảnh báo, bấm phím v và ^ để di chuyển qua lại giữa các menu sau: + Reset Alarms: xóa hết các cảnh báo. + Trip Malf: lỗi chức năng cắt. + Close Malf: lỗi chức năng đóng. + Interrupter Malf: lỗi tiếp điểm đóng cắt. + Loss of Sensing: lỗi mất cảm biến. + Power Supply Malf: lỗi nguồn cấp điện. + Sync Close Alarm: lỗi chức năng đóng đồng bộ. + Ram Failure: lỗi Ram. + Rom Failure: lỗi Rom. + Battery Alarm: lỗi acquy. + No AC Present: không có nguồn AC. + HLT Close Attempt: cảnh báo đang bật chức năng Hotline Tag. + Seft-Clear Fault: lỗi chức năng tự giải trừ hư hỏng hệ thống. + RIF Comm Failure: lỗi hệ thống giao tiếp máy tính. COUNTERS: Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 17 -
19. Di chuyển con trỏ xuống COUNTERS, bấm Enter để vào chế độ COUNTERS xem số lần xảy ra các sự cố. Sau khi vào màn hình xem số lần xảy ra các sự cố, bấm phím v và ^ để di chuyển qua lại giữa các menu sau: + Reset Target Cntrs: xóa hết số lần vượt ngưỡng. + Trip Count A: số lần cắt pha A. + Trip Count B: số lần cắt pha B. + Trip Count C: số lần cắt pha C. + A Ph Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng pha A. + B Ph Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng pha B. + C Ph Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng pha C. + Gnd Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng đất. + SEF Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng chạm đất nhạy. + Reset Trip Counters: xóa hết số lần cắt. BATTERY: Di chuyển con trỏ xuống BATTERY, bấm Enter để vào chế độ BATTERY xem thông số acquy. Sau khi vào màn hình xem thông số acquy, bấm phím v và ^ để di chuyển qua lại giữa các menu sau: + Vbat: điện áp acquy. + Ibat: dòng điện acquy. + Test Battery: kiểm tra acquy. DNP PROTOCOL: cài đặt giao thức truyền thông cho tủ điều khiển. WORKBENCH: hỗ trợ tùy chỉnh các thông tin hiển thị, các chức năng và các cảnh báo theo ý muốn. CLOCK: Di chuyển con trỏ xuống CLOCK, bấm Enter để vào chế độ CLOCK xem giờ hệ thống. Sau khi vào màn hình xem giờ hệ thống, bấm ENTER để chỉnh giờ hệ thống lại đúng với giờ hiện tại, bấm phím < và > để di chuyển qua lại giữa ngày, tháng, năm và giờ, phút, giây. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 18 -
20. FAULT LOCATOR: hiển thị các thông số của sự cố như dòng sự cố, thời gian giải trừ sự cố, khoảng cách bị sự cố và loại sự cố. DIAGNOSTICS: hiển thị trạng thái hiện tại của các kết nối từ máy cắt đến tủ điều khiển, phục vụ cho công tác chẩn đoán và xử lý hư hỏng. I/O CONTROL: cho phép kiểm tra hoạt động của các tiếp điểm vào ra từ tủ điều khiển. I/O STATUS: cho phép hiển thị trạng thái hiện tại của các tiếp điểm vào ra từ tủ điều khiển. SELF-CLEAR FAULT: cho phép hiển thị các thông tin liên quan đến lỗi của sợi cáp kết nối máy cắt và tủ điều khiển. TEST MODES: cho phép người sử dụng có thể kiểm tra sự hoạt động của tủ điều khiển. NAMEPLATE DATA: hiển thị các thông tin về máy cắt và tủ điều khiển. III.3 TỦ ĐIỀU KHIỂN NULEC N12-27. a. Giới thiệu chung 1. Máy cắt : Máy cắt tự đóng lại NU-LEC U-SERIES là thiết bị bảo vệ quá dòng sử dụng cho lưới phân phối điện áp đến 27 kV; cho phép tự đóng lại với thời gian và số lần cài đặt trước (4 lần tác động trước khi cô lập máy cắt). Máy cắt tự đóng lại NU-LEC U-SERIES có thể lắp đặt đầu đường dây, phân đoạn, nhánh rẽ nếu có nhu cầu phù hợp với tính năng tự đóng lại của Recloser. Trước khi lắp đặt phải chọn vị trí phù hợp, tính toán trị số cài đặt của Rơle, kiểm t ra lại tình trạng máy cắt, accu. 2. Đặc tính kỹ thuật : a) Cấu tạo : - Vỏ máy cắt làm thép không rỉ. - Giá đở làm bằng thép mạ kẽm. - Dưới đáy máy cắt có cần móc màu vàng (còn gọi là cần an toàn cắt khẩn cấp) để cắt máy cắt bằng sào thao tác và bộ chỉ thị đóng cắt. - Buồng dập hồ quang chân không. - Cách điện bằng chất rắn. - Tích hợp biến dòng (CT) và biến điện áp kiểu tụ (CVT) đo được dòng điện và điện áp trên cả ba pha. b) Thông số kỹ thuật : - Điện áp định mức : 27kV - Dòng điện định mức : 630A - Dòng điện cắt định mức : 12.5KA - Khả năng chịu điện áp xung định mức : 125kV - Tuổi thọ tiếp điểm : 10.000 lần đóng cắt Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 19 -
21. - Nguồn cung cấp cho tủ điều khiển : Accu 2x12 VDC (cấp nguồn cho tủ điều khiển và cho cuộn đóng, cắt) - Nguồn phụ cung cấp cho tủ điều khiển : 110/220 VAC (cấp nguồn cho bộ sạc Accu). - Accu : 12V-7,2Ah. - Nhiệt độ làm việc : -300C – 500C. - Trọng lượng các bộ phận của Recloser: + Cáp điều khiển : 6 kg. + Tủ điều khiển : 35 kg. + Thân máy cắt : 118 kg. + Giá treo máy cắt : 28 kg. + Giá treo chống sét van : 8 kg. c) Các phần tử bảo vệ: - Bảo vệ quá dòng: + Bao gồm pha, đất, SEF (bảo vệ chạm đất nhạy), NPS (bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch). + Các đặc tính bảo vệ: cắt nhanh (Instantaneous), cắt có thời gian (Definite time), cắt theo đường cong đặc tính (Inverse time). - Bảo vệ mất pha. - Bảo vệ tần số. - Bảo vệ thấp/quá áp. - Cắt có hướng. d) Mặt cắt của thân máy: 3. Nguyên lý hoạt động: 1. Cực sứ Phía X 2. Buồng cắt chân không 3. Sứ bằng Epoxy 4. Điểm tiếp địa 5. Thùng máy bằng thép không gỉ 6. Bộ đóng cắt từ tính 7. Mạch SCEM 8. Cáp điều khiển 9. Móc cắt cơ khí 10. Kim chỉ thị trạng thái 11. Giá lắp LA 12. Nắp máy bằng thép không gỉ 13. Biến dòng (CT) 14. Biến điện áp kiểu tụ (CVT) 15. Cực sứ phía I Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 20 -
22. Các biến dòng chân sứ cung cấp tín hiệu phát hiện sự cố đến bộ điều khiển điện tử. Tín hiệu đóng và cắt sẽ làm các bộ phận cơ khí bên trong máy cắt hoạt động; 3. Lò xo nén tiếp điểm 8. Nắp máy 18. Cần đẩy tiếp điểm 19. Khớp nối cơ học 20. Thanh dẫn động 21. Bộ phận kích thích/ phần ứng 22. Cơ cấu cắt bằng tay a) Đóng máy cắt: Khi có tín hiệu đóng máy cắt, bộ điều khiển sẽ kích hoạt cơ cấu đóng bằng cách cấp nguồn cho cuộn đóng, khe hở không khí và lực từ của cuộn đóng lớn hơn lực hút của nam châm vĩnh cữu loại trừ được lực giữ cơ cấu làm cho phần ứng bị hút sang bên trái; khe hở không khí được hình thành phía bên phải, lực từ của cuộn đóng kết thúc nam châm vĩnh cữu sẽ giữ chặt cơ cấu ở vị trí đóng. Cuộn dây Đóng Khe hở không khí Vị trí Mở • Nam châm tạo lực giữ. • Phần ứng được cài giữ ở vị trí “mở”. Cuộn dây Cắt Nam châm vĩnh cửu Cắt Đóng b) Cắt máy cắt: Khi có tín hiệu cắt máy cắt do dòng tải tăng cao vượt quá giá trị nhỏ nhất hay có tín hiệu cắt, bộ điều khiển sẽ cung cấp điện cho cuộn cắt làm c ơ cấu dịch chuyển theo chiều ngược lại với chu trình đóng; 4. Lắp đặt máy cắt: a) Các bộ phận bên trong thùng máy gồm: - Thân máy cắt treo trụ mã hiệu U-Series. - Giá treo trụ là loại treo máy về một bên hay ở giữa trụ. Giá treo này được bắt bulong vào thành của thùng và được gắn các bulong và đai ốc cần thiết để lắp vào thân máy cắt. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 21 -
23. - Tủ điều khiển. - Cáp điều khiển. - Các phụ kiện tuỳ chọn theo yêu cầu của khách hàng: + Giá treo chống sét van (LA). Dây là thanh sắt V10 mạ kẽm dài khoảng 1 mét. + 06 đầu cosse để đấu nối cáp cao thế vào máy cắt. b) Các trình tự mở thùng: - Tháo nắp thùng. - Tháo mặt trước của thùng, phía đặt máy cắt. - Tháo giá treo máy bằng cách tháo 02 thanh gỗ đỡ giá treo và 02 bulong cố định giá treo vào mặt sau của thùng. Lưu ý : phải cẩn thận tránh làm hỏng các bệ sứ do va đập giá treo, nặng gần 30kg, với máy cắt. - Nâng máy cắt ra khỏi thùng và đặt xuống đất. - Nâng tủ điều khiển ra khỏi thùng. Tủ điều khiển nặng khoảng 35kg. - Lấy cáp điều khiển ra. Cất cẩn thận vào một nơi sạch sẽ khô ráo. c) Chuẩn bị lắp đặt: - Chống sét van. - Dây đồng và cọc tiếp địa. - Dây cáp hạ áp 2 lõi để cấp nguồn phụ từ VT. - Bulong xuyên trụ để lắp máy cắt và tủ điều khiển vào thân trụ. - Các dụng cụ, đồ nghề cần thiết khác để lắp đặt. d) Lắp đặt máy cắt: - Treo máy cắt lên trụ, tùy theo giá treo có thể treo máy lệch một bên trụ hoặc đối xứng thân trụ. Treo máy cắt lệch về một bên trụ Treo máy cắt đối xứng trụ Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 22 -
24. LA Dây đấu nối Máy cắt Cáp điều khiển Tủ điều khiển - Treo tủ điều khiển lên trụ, dùng bulong hoặc đai ốp để giữ chặt tủ trên trụ. Lỗ bắt bulong Bulong xuyên trụ Các chi tiết khi treo trụ - Lắp tiếp địa cho máy cắt, tủ điều khiển và chống sét van. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 23 -
25. - Cắm cáp điều khiển máy cắt: cần xem xét kỹ đầu cáp và ổ cắm để chọn hướng cắm cho thích hợp. Điểm nhận dạng cần lưu ý là 2 cạnh bên của đầu cáp không giống nhau. Phải xoay đầu cáp cho thích hợp với ổ cắm trước khi cắm cáp vào. Lưu ý: cắm cáp điều khiển không đúng cách sẽ làm hỏng các đầu cáp cũng như ổ cắm. Máy cắt sẽ không thể hoạt động nếu đầu cáp bị hỏng. Khi cắm hoặc rút cáp điều khiển phải cắt tất cả các MCB bên trong tủ điều khiển. Khi cắm cáp điều khiển phải cắm đầu máy cắt trước, đầu tủ điều khiển sau và khi tháo thì làm ngược lại. Ổ cắm cáp Các rãnh định vị bất đối xứng 1. Kiểm tra hướng cắm. 2. Định vị và ấn đầu cắm vào vị trí. 3. Lắc nhẹ đầu cắm để kiểm tra. Cắm cáp điều khiển 1. Cầm và bấm mạnh để mở các ngạch khóa. 2. Lắc đầu cắm để thoát khỏi ngạch khoá. 3. Kéo đầu cắm ra. Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 24 - Rút cáp điều khiển
26. - Đấu nối nguồn cung cấp phụ: nguồn phụ xoay chiều cấp nguồn cho bộ sạc dùng để nạp năng lượng cho accu tạo thành một hệ thống nguồn liên tục. Có thể sử dụng các nguồn phụ như sau: + Nguồn phụ lấy từ máy biến áp cấp nguồn thứ cấp 110/220VAC hoặc từ máy biến áp tích hợp đầu ra 26VAC. Lưu ý: phải nối đất một đầu dây ra (thứ cấp) của biến áp nguồn để làm điểm trung tính. Đấu nối nguồn 240VAC vào tủ điều khiển sử dụng 110VAC sẽ làm hỏng tủ điều khiển do đó phải xác định được tủ điều khiển thiết lập để sử dụng cho cấp điện áp nào bằng cách xem trên nhãn lắp bên trong tủ gần chỗ lắp bình accu và sơ đồ đấu dây
để mình tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.
Gửi số điện thoại thành công.